Mâm quả cưới là một trong những lễ vật không thể thiếu trong mỗi đám hỏi, đặc biệt là mâm quả cưới 9 tráp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được ý nghĩa sâu sắc của 9 mâm quả cưới. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
9 mâm quả cưới là gì ?
Tráp ăn hỏi 9 lễ là 9 tráp lễ vật mà nhà trai sẽ đem đến cho nhà gái. Theo phong tục của người Việt việc lựa chọn những con số lẻ sẽ đem đến sự may mắn trong ngày trọng đại. Số 9 là là số tượng trưng vía của con người. Đồng thời, đây chính là hy vọng và lời ước nguyện đến thần linh về cuộc sống bình an, sung túc.
Lễ ăn hỏi 9 tráp ăn hỏi truyền thống được rất nhiều người đánh giá là bộ tráp cao cấp, được nhiều người lựa chọn. Mỗi mâm tráp một ý nghĩa rất riêng và sâu sắc. Tất cả đều hướng đến những điều tuyệt vời và lời chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ.
9 mâm quả cưới gồm những gì?
Cuộc sống ngày càng hiện đại, mặc dù các phong tục của đám cưới đã được giản lược đi không ít nhưng lễ vật đính hôn là điều không thể nào thiếu. Việc chuẩn bị và lựa chọn tráp lễ luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu và được đề cao rất nhiều. Hiện nay, các gia đình vẫn lựa chọn bộ tráp ăn hỏi 9 lễ với nhiều ý nghĩa và ngụ ý khác nhau. Hãy cùng khám phá những ý nghĩa sâu sắc của từng loại tráp bạn nhé!
Tráp trầu cau
Thật là một thiếu sót lớn nếu bạn không chuẩn bị tráp trầu cau. Từ xa xưa, trầu cau là lễ vật không thể thiếu trong bất cứ mâm lễ truyền thông nào. Trầu cau trong lễ tráp nên là buồng cau nguyên, không bị cách, ghép với số lượng chẵn. Một mâm lễ ít nhất là 100 quả trở lên như 150, 200 quả. Quả cau tốt nhất nên là những phải xanh, tròn, tươi và không bị dập, gãy cuống.
Tráp hoa quả
Tráp ăn hỏi 9 lễ không thể không có tráp hoa quả. Bạn nên chọn những loại hoa quả tươi ngon nhất, mỗi loại chỉ nên chọn 1 quả và ghép với nhau tạo nên tính thẩm mỹ cao nhất. Từ đó, tạo nên điểm nhấn cho mâm lễ 9 tráp. Tùy theo ý định của gia đình mà bạn có thể chọn tráp hoa quả hình rồng phượng hoặc đôi chim công để tăng tính sang trọng và đẹp mắt.
Tráp bánh cốm
Bạn nên chọn những loại bánh cốm mới làm có hương vị thơm ngon để chuẩn bị cho tráp bánh cốm. Những loại bánh cốm gia truyền đều được làm đẹp mắt và chất lượng. Đồng thời, bên ngoài còn được trang trí hoa giấy và có chữ hỷ dán bên ngoài. Màu xanh của vỏ bánh đã thể hiện niềm hy vọng về cuộc sống mới của đôi vợ chồng trẻ.
Tráp bánh phu thê
Bánh phu thê được trang trí theo hình tháp và được dán chữ hỷ nhỏ trên mỗi hộp. Đúng như tên gọi của bánh, loại bánh này đã thể hiện được ý tình nghĩa vợ chồng chung thủy, hy sinh vì nhau.
Tráp chè
Thường thì chè sẽ được gói vào các hộp xinh xắn và được sắp xếp thành hình tháp. Các hộp chè này sẽ được trang trí thêm với hoa lụa, hoa giấy để đem đến sự ấn tượng. Chè được lựa chọn bê tráp nên là những loại trà ngon, nổi tiếng.
Tráp rượu, thuốc
Thường thì tráp rượu thuốc sẽ được nhà trai chuẩn bị với 3 chai rượu vàng và 3 cây thuốc lá. Tất cả đều được bày biện đẹp và gọn gàng nhất.
Tráp lợn sữa quay
Tráp lợn sữa quay là một lễ vật không thể thiếu trong lễ ăn hỏi 9 tráp. Lợn sữa được quay vàng ươm, óng ánh và thơm ngon. Đặc biệt, lợn không được quay cháy xém mà vẫn để nguyên cả con để dâng lên bàn thờ gia tiên với ý nghĩa thể hiện sự chân thành của nhà trai.
Tráp mâm xôi
Xôi gấc được bày trong tráp lễ thường được nấu từ nếp cái hoa vàng thơm ngon và dẻo. Màu đỏ của xôi thể hiện được sự may mắn và hạnh phúc về một cuộc sống tốt đẹp của đôi uyên ương. Đồng thời, màu vàng của đậu xanh chính là hy vọng vệ sự sung túc và niềm tin yêu của đôi vợ chồng trẻ.
Tráp sen
Tráp sen là tráp lễ không thể thiếu trong 9 tráp hiện nay. Sen là biểu tượng của quê hương Việt Nam. Khi sử dụng nguyên vật liệu này làm lễ tráp đã thể hiện được lòng thành kính đối với ơn sinh thành của tổ tiên bên nhà gái. Hơn nữa, sen là món quà đến từ thiên nhiên, có hương vị ngọt thanh, bùi được chế biến như thể hiện ngụ ý tình cảm ngọt ngào của cô dâu và chú rể.
Mâm quả cưới của từng miền
Mâm quả cưới miền Bắc
– 1 mâm cau buồng nguyên (thường là cau Đông Phong Hải Phòng). Thông thường là buồng 105 quả cùng 210 lá trầu với ý nghĩa “trăm năm hạnh phúc”.
– 1 mâm rượu thuốc (thường là rượu vang Chi lê/ rượu Vodka, thuốc lá tùy theo sở thích của gia chủ)
– 1 mâm chè (thường là chè Tân Cương với từ 100-200 suất chia tùy theo nhu cầu gia chủ)
– 1 mâm mứt hạt sen (thường là mứt hạt sen Ninh Hương với từ 100-200 suất chia tùy theo nhu cầu gia chủ)
– 1 mâm bánh cốm (thường là bánh cốm Nguyên Ninh với từ 100-200 suất chia tùy theo nhu cầu gia chủ)
– 1 mâm bánh phu thê (thường là bánh phu thê Nguyên Ninh với từ 100-200 suất chia tùy theo nhu cầu gia chủ)
– 1 mâm hoa quả kết nghệ thuật (có thể chọn lẵng hoa quả rồng – phượng với ý nghĩa mang đến sự sung túc, long phụng sum vầy)
– 1 mâm xôi gấc 7 – 10 kg
– 1 mâm lợn sữa quay với ý nghĩa tượng trưng cho sự sung sướng, no đủ, mong cho đôi lứa có một cuộc sống đủ đầy, viên mãn.
Mâm quả cưới miền Trung
Những vật cơ bản cho lễ ăn hỏi bao gồm 5 mâm: Mâm quả trầu cau, mâm quả trà và đôi rượu, mâm bánh kem đính hôn, mâm nem chả, mâm ngũ quả. Trong một số trường hợp, số lượng mâm và lễ có thể được điều chỉnh tùy theo theo từng gia đình.
Ví dụ, nếu gia đình không muốn sử dụng bánh kem thì có thể thay bằng mâm quả bánh xu xê truyền thống. Nhưng nếu vậy thì mâm bánh xu xê này và mâm nem chả phải có cặp số chẵn.
Ngoài các mâm quả trên, 1 mâm nhỏ thường được nhà trai chuẩn bị để đựng tiền treo. Mâm này gọi là mâm lễ đen và đặt lên bàn thờ nhà gái để kính báo tổ tiên.
Với những gia đình nhà trai khá giả, một khay lễ đựng áo dài và trang sức như vòng vàng, hoa tai vàng… có thể được chuẩn bị thêm cho cô dâu để trong ngày ăn hỏi, cô dâu có thể áo dài mới và đeo trang sức nhà trai đưa tặng rồi mới xuống chào họ hàng hai bên.
Mâm quả cưới miền Nam
Ở miền Nam, người ta thường sử dụng 6 mâm quả trong đám hỏi bởi số 6 được coi là con số may mắn, tượng trưng cho tài lộc. Tùy thuộc điều kiện kinh tế cũng như phong tục của từng nơi tại miền Nam mà các lễ vật trong mâm quả có thể khác nhau ít nhiều. Thông thường, lễ vật cho lễ đám hỏi vợ ở miền Nam bao gồm: trầu cau; trà, rượu và nến; bánh su sê; xôi gấc; hoa quả; heo quay.
Mâm quả cưới miền Tây
Miền tây sẽ có nhiều khác biệt nhất so với các vùng miền khác, trong phong tục ăn hỏi miền Nam, ngoài những lễ vật bắt buộc như trầu cau, chè rượu, bánh phu thê, còn có các lễ vật khác:
– Gà quay, lợn quay, xôi, hoa quả biểu trưng cho sự thịnh vượng
– Số tiền nhà gái thách cưới nhà trai (lễ đen) và được chuẩn bị trong một chiếc tráp nhỏ
– Lễ vật dành riêng cho cô dâu trong lễ ăn hỏi gồm có áo dài và đồ trang sức
Có thể thấy, mâm quả cưới không chỉ là lễ vật đến xin con dâu mà quan trọng hơn nó còn thể hiện sự thành kính của gia đình nhà trai. Vì vậy, sự chu đáo, cẩn thận trong chuẩn bị mâm quả cưới là điều vô cùng cần thiết. Hy vọng, với những chia sẻ hữu ích trên đây đã giúp các bạn giải tỏa được thắc mắc liên quan đến tráp cưới gồm những gì, để chuẩn bị mâm quả cưới tốt nhất cho ngày trọng đại của mình.