Blog

Lễ Đính Hôn Là Gì? – Cách Chuẩn Bị Và Ý Nghĩa Cần Biết

Theo phong tục truyền thồng về hôn nhân của người Việt, lễ đính hôn quan trọng không kém gì đám cưới. Vì thế, việc tìm hiểu và chuẩn bị thật kỹ cho buổi lễ này là điều rất cần thiết. Vậy lễ đính hôn là gì? Bạn cần chuẩn bị như thế nào cho ngày trọng đại này? Đừng lo nhé! Áo Dài Tài Lộc sẽ bật mí ngay thôi.

Lễ ăn hỏi là sự mở đầu ngọt ngào cho hôn nhân, đánh dấu cho việc đôi trẻ đã được đính ước. Đây chính là lời hứa gả cưới con của hai bên gia đình. Buổi lễ mang lại nhiều ý nghĩa và cảm xúc.

Lễ đính hôn là gì? Ý Nghĩa Lễ Đính Hôn

Lễ đính hôn là một nghi thức cưới hỏi quen thuộc của người Việt. Nhà trai sẽ chọn một ngày lành tháng tốt để đến nhà gái. Sau đó, hai gia đình gặp mặt, thực hiện một số nghi thức và trao lễ vật… Nhà trai trao lễ tới nhà gái để “đặt cọc” nàng dâu tương lai. Nhà gái nhận lễ là đã đồng ý gả con và chỉ chờ đến ngày cưới. Lễ này thường tổ chức tại nhà gái.

Lễ đính ước – lời mở đầu ngọt ngào cho cuộc sống hôn nhân Ảnh: Internet

Thực hiện lễ đính hôn theo nghi thức truyền thống góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, gắn kết tình cảm gia đình. Lễ ăn hỏi(Lễ đám hỏi) là cách gọi của miền Bắc, trong khi miền Nam gọi là lễ đính hôn. Bạn đừng nhầm nhé! Ở miền Nam, đám hỏi được tổ chức như buổi gặp mặt thân mật của hai gia đình. Lễ ăn hỏi của miền Bắc lại có nhiều nghi lễ truyền thống và sự góp mặt của họ hàng lớn tuổi.

Sính lễ đính hôn tươm tất cho ngày lễ hạnh phúc

Ở mỗi địa phương, vùng miền với phong tục, tập quán khác nhau mà sính lễ đính hôn có những yêu cầu riêng. Nhưng nhất định phải có những thứ sau:

  • Trầu cau:

Khay trầu cau được sắp xếp cẩn thẩn với lá trầu têm cánh phượng, cau chùm tròn trịa. Trầu cau tượng trưng cho sự đong đầy, gắn bó, tình nghĩa vợ chồng bền chặt. Trầu cau là lễ vật nhất định không được thiếu trong đám hỏi cũng như lễ cưới.

“Miếng trầu là đầu câu truyện” - sính lễ đính hôn quan trọng nhất. Ảnh: Internet

“Miếng trầu là đầu câu truyện” – sính lễ đính hôn quan trọng nhất. Ảnh: Internet

  • Trà, rượu:

Trà, rượu cũng là hai lễ cơ bản, được xếp trong một khay nhỏ. Khay trà rượu sẽ được bưng vào nhà trước tiên.

Khay trầu rượu trong đám hỏi truyền thống.

Khay trầu rượu trong đám hỏi truyền thống.

  • Bánh mứt:

Bánh mứt thường sử dụng các loại như bánh đậu xanh, bánh hồng, bánh phu thê, bánh cốm, mứt sen… Sính lễ đám hỏi này là lời chúc cho hạnh phúc ngọt ngào sẽ đến với đôi trẻ, được trang trí đẹp mắt, nhiều màu sắc.

Khay bánh phu thê được bày trí đẹp mắt. Ảnh: Internet

Khay bánh phu thê được bày trí đẹp mắt. Ảnh: Internet

  • Nến tơ hồng (nến long phụng):

Nến tơ hồng là một cặp nến lớn, sự dụng khi đôi trẻ làm lễ trước bàn thờ gia tiên. Nến được cha mẹ hoặc bậc tiền bối trong nhà thắp lên, với niềm ước mong no ấm và hạnh phúc.

Nến tơ hồng giúp “giữ lửa trong gia đình” cho cuộc sống ấm êm hạnh phúc. Ảnh: Internet

Nến tơ hồng giúp “giữ lửa trong gia đình” cho cuộc sống ấm êm hạnh phúc. Ảnh: Internet

Ngoài lễ vật cơ bản, nhà trai còn có thể chuẩn bị thêm heo sữa quay, xôi gà, trái cây, bánh kem… cho mâm lễ được tươm tất, sang trọng. Một đều thú vị bạn cần lưu ý. Là ở miền Nam phải đi lễ theo số chẵn như 6-8-10 mâm, còn miền Bắc phải là số mâm lễ lẻ như 5-7-9.

Nến tơ hồng giúp “giữ lửa trong gia đình” cho cuộc sống ấm êm hạnh phúc. Ảnh: Internet

Lễ Ăn Hỏi Những Nghi Thức Quan Trọng Cần Nắm

Lễ ăn hỏi có thời gian tổ chức ngắn hơn đám cưới, xong cũng có đầy đủ các nghi thức truyền thống. Thời gian diễn ra  từ 30 phút đến 1 tiếng. Thủ tục lễ đính hôn gồm: Hai gia đình gặp mặt chào hỏi và trao lễ.

  • Cô dâu ra mắt hai họ, sau đó thắp hương bàn thờ gia tiên.
  • Dâu rể trao nhẫn đính hôn.
  • Quan khách dùng tiệc.
  • Nhà gái lại quả.

Hai gia đình gặp mặt - nghi thức truyền thống trong lễ ăn hỏi. Ảnh:  Lưu Thái Dương

Hai gia đình gặp mặt – nghi thức truyền thống trong lễ ăn hỏi. Ảnh:  Lưu Thái Dương

Lễ bái gia tiên trong phong tục cưới hỏi của người Việt. Ảnh: Internet

Lễ bái gia tiên trong phong tục cưới hỏi của người Việt. Ảnh: Internet

Cặp đôi cần chuẩn bị gì cho lễ đám hỏi?

  • Trang phục đám hỏi đẹp cho cô dâu, chú rể

Trong ngày lễ đám hỏi, cô dâu ít khi mặc Sơ –rê. Thay vào đó là  áo dài truyền thống có màu sắc tươi sáng như đỏ, hồng, trắng, vàng đồng… Chú rể có thể lựa chọn áo dài truyền thống, mặc áo dài cặp với cô dâu hoặc một bộ vest đơn giản, lịch lãm. Do buổi lễ diễn ra trong không khí gia đình nên không cần quá cầu kỳ về phần trang phục.

Áo dài trắng Long Phụng – trang phục đám hỏi đẹp. Ảnh: Internet

Để lựa chọn mẫu áo dài đám hỏi hay vest chú rể phù hợp, cô dâu chú rể có thể tham khảo các mẫu mới nhất đang có tại aodaitailoc.com.

  • Nhẫn đính hôn đẹp và phù hợp

Cặp nhẫn đính hôn là tín vật minh chứng cho tình yêu của đôi trẻ. Việc chọn mua nhẫn nhất định phải chuẩn bị thật kỹ từ trước. Xu hướng chọn nhẫn đính hôn hiện nay là các mẫu có chạm khắc vào mặt sau tên hoặc ngày kỹ niệm. Nhẫn kim cương hoặc nhẫn vàng đơn giản cũng là sự lựa chọn được nhiều đôi yêu thích.

Trao nhẫn đính hôn – giây phút được chờ đợi nhất trong buỗi lễ. Ảnh: Internet

Chắc hẳn bạn đã hiểu rõ về lễ đính hôn, nó diễn ra như thế nào và cần chuẩn bị ra sao để có một buổi lễ trang trọng và ấm cúng rồi. Chúc cho các đôi uyên ương sẽ có được đám hỏi, lễ cưới thật suôn sẻ nhé!

Đọc thêm: 

author-avatar

About Trần Hữu Thịnh

Tôi là Trần Hữu Thịnh, sinh ra ở Gia Lai. Hiện đang là CEO , CO-Founder của thương hiệu Áo Dài Tài Lộc, là địa chỉ uy tín thành lập 8 năm tại TPHCM, hoạt động từ 9h sáng đến 21h tối mỗi ngày để luôn sẵn sàng phục vụ quý khách. Đặc biệt nơi đây sẽ dành cho những ai có nhu cầu thuê trang phục cưới như áo dài cưới, áo dài sui gia, vest cưới, trang trí bàn gia tiên, mâm quả cưới, xe hoa… để phục vụ cho các lễ cưới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *