Blog

11 mâm quả cưới gồm những gì?

11 mâm quả cưới hiện nay đang ngày càng trở nên quen thuộc và trở thành chiếc tráp mà các nhà lựa chọn cho những dịp đính hôn quan trọng. Không chỉ phong phú về loại quả mà còn trên mỗi chiếc mâm thì số lượng lễ vật cũng rất nhiều biểu hiện lòng tôn trọng mối nhân duyên cùng hiếu kính với tổ tiên của gia đình nhà trai. Vậy 11 mâm quả cưới bao gồm các gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Lễ ăn hỏi 11 tráp theo phong tục miền Bắc gồm những gì?

Lễ ăn hỏi 11 tráp được coi là bộ tráp cao cấp nhất hiện nay, bao gồm đầy đủ các lễ vật ăn hỏi truyền thống như trầu cau, rượu thuốc, chè, hoa quả, bánh phu thê (bánh cốm), hạt sen, xôi gấc và lợn sữa. Bên cạnh đó, lễ ăn hỏi 11 tráp còn bổ sung thêm 2 tráp lễ là tráp bia và tráp nước ngọt.

Do có số lượng tráp lễ lớn nhất,  giá trọn bộ 11 tráp lễ ăn hỏi cũng khá cao, dao  động từ 10 –  15 triệu đồng/11 tráp lễ. Cùng tìm hiểu chi tiết ý nghĩa, số lượng, giá và cách sắp xếp từng mâm lễ dưới đây để các cặp đôi có thể chủ động cân đối, chuẩn bị đám cưới của mình một cách đầy đủ nhất nhé!

1. Tráp trầu cau 

Tráp trầu cau là tráp lễ quan trọng nhất trong ngày lễ ăn hỏi, mang ý nghĩa mở đầu mối quan hệ thông gia do truyền thống “miếng trầu là đầu câu chuyện” của ông cha ta. Bên cạnh đó, trầu cau còn là biểu tượng của tình cảm vợ chồng gắn bó keo sơn. 

Thông thường, lễ vật trong tráp trầu cau sẽ bao gồm một buồng cau, một bó lá trầu và ba cành vỏ cây chay. Trong đó, số lượng quả cau bắt buộc phải là số chẵn, thường là 60, 80 hoặc 100 quả do quan niệm có đôi có cặp trong hôn nhân. 

Bên cạnh đó, gia đình còn cần chuẩn bị số lượng lá trầu gấp đôi số lượng quả cau, tương ứng là 120, 160 hoặc 200 lá trầu để có tráp trầu cau đầy đủ. 

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật, các nghệ nhân sẽ sắp xếp mâm lễ trầu cau một cách đẹp mắt, có thể gói từng quả cau bằng lá trầu và dán thêm chữ Song Hỷ hoặc xếp lá trầu thành hình hoa đẹp mắt. Ngoài ra, mâm lễ trầu cau còn có thể trang trí thêm hoa tươi, râu cau hoặc trang trí rồng phượng theo yêu cầu của gia đình. 

2. Tráp rượu thuốc 

Ly rượu, ly trà trong đám hỏi trước là để kính cáo tổ tiên, sau là để gia đình nhà trai có thể mở đầu câu chuyện, xin phép gia đình nhà gái chuyện trăm năm của đôi uyên ương. Bởi thế, tráp rượu được coi là một trong những tráp được đầu tư trang trí cầu kỳ nhất trong bộ tráp ăn hỏi.

Thông thường tráp rượu thuốc được kết hợp 3 chai rượu với 3 cây thuốc lá cùng hoa tươi,  phông chữ song hỷ nhằm tạo nên mâm lễ ăn hỏi sang trọng, lịch thiệp nhất. Gia đình có thể lựa chọn loại rượu và thuốc trong tráp tuỳ theo tài chính của gia đình. 

Cụ thể, nếu không quá dư giả, gia đình có thể lựa chọn rượu Vodka Hà Nội hoặc vang Đà Lạt đi kèm thuốc lá Vinataba với giá tráp khoảng 600,000 – 800,000 đồng. Đối với lễ tráp cao cấp hơn, gia đình có thể sử dụng rượu vang Pháp, thuốc 3 số ngoại 555 với chi phí từ 1 – 1,2 triệu đồng nhé.

Sau khi đã có đầy đủ lễ vật cho tráp rượu thuốc, gia đình có thể lựa chọn cách trang trí tuỳ theo sở thích của mình như xếp vào lẵng, xếp thành hình tháp, bày lên bộ khay rượu theo phong cách cổ, hoặc sắp xếp trên tráp sơn mài cao cấp nhé.

3. Tráp hoa quả 

Tráp hoa quả trong lễ ăn hỏi 11 tráp thường được kết rồng phượng, tượng trưng cho tình yêu quấn quýt bên nhau không rời của cặp đôi sắp cưới. 

Quả trong tráp thường là 5 loại quả tươi mới (còn gọi là ngũ quả), gồm dưa hấu, táo, cam, dứa và nho. Hoa được lựa chọn trang trí đa số là những bông hoa đơn, có kích thước vừa phải, màu sắc nhã nhặn như hoa lan trắng, hoa hồng phai để tránh phá vỡ tạo hình chính.

Khi sắp xếp mâm tráp lễ ngoài việc tạo hình đẹp, bạn cần chú ý cân đối vị trí để tráp giữ được thăng bằng bằng việc xếp quả to xuống dưới, quả bé lên trên và xếp hoa trang trí sao cho lễ vật thật cân bằng giữa tráp. 

4. Tráp chè

Tráp chè được dùng để dâng lên bàn thờ tổ tiên với ngụ ý mong tổ tiên chứng giám lòng thành của nhà trai đồng thời như một lời xin phép tổ tiên phù hộ đám cưới được diễn ra suôn sẻ.

Loại chè trong tráp thường được lựa chọn từ sản phẩm chè Tân Cương – hãng chè thượng hạng nổi tiếng tại Thái Nguyên để làm nên mâm lễ vật vừa thơm ngon lại đẹp mắt. Bên cạnh đó, gia đình cũng có thể chọn trà hoa nhài, trà hoa cúc hoặc trà ô long cho lễ ăn hỏi hiện đại, trẻ trung hơn.

Số lượng hộp chè trong tráp thường là số chẵn, có thể là 80, 100 hoặc 150 hộp chè. Có nhiều cách xếp tráp chè ăn hỏi, nhưng hình dáng và cách sắp xếp đơn giản nhất là sắp xếp theo hình kim tự tháp có chóp cao và đính thêm phụ kiện trang trí như nơ, chữ Song Hỷ.

5. Tráp hạt sen 

Theo phong tục xưa, tráp hạt sen trong bộ tráp lễ ăn hỏi mang ý nghĩa vô cùng thiêng liêng, vừa tượng trưng cho sự đài các cao sang của cô dâu vừa giúp thể hiện tình cảm, sự yêu mến của cha mẹ chú rể dành cho nàng dâu mới.

Mâm tráp mứt sen thường bao gồm những gói hạt sen nhỏ 9 hạt, 11 hạt hay 13 hạt bọc vào gói riêng và trang trí bằng hộp giấy. Sau đó, các hộp mứt sen sẽ được khéo léo sắp xếp theo dạng hình tháp kết hợp dây nơ, hoa tươi, chữ Song Hỷ nhằm tạo nên mâm tráp đẹp và sang trọng.

6. Tráp bánh cốm & Tráp bánh phu thê 

Tráp bánh cốm, bánh phu thê tượng trưng cho sự hài hòa giữa trời – đất, âm dương hay chính là tình cảm vợ chồng gắn bó, đoàn kết. Bên cạnh đó, vị ngọt hương thơm của tráp bánh cũng chính là niềm mơ ước về một cuộc sống no đủ, sum vầy của vợ chồng mới cưới. 

Tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà số lượng bánh phu thê và bánh cốm trong hai tráp khác nhau, có thể dao động từ 80 đến 100 chiếc. Tuy nhiên, theo phong tục miền Bắc, gia đình cần lưu ý rằng số lượng bánh được xếp trong tráp luôn phải là số chẵn. 

Tráp bánh phu thê, tráp bánh cốm có thể lựa chọn trang trí theo một trong bốn kiểu: tháp hình chóp, hiện đại gắn nơ, hình ngôi sao, hình tròn theo ý thích của cô dâu chú rể.

 

7. Tráp lợn sữa quay 

Lợn sữa quay là một trong những vật phẩm lễ mặn duy nhất trong các tráp ăn hỏi, là biểu tượng của sự dư dả, vượng khí và tài lộc. Bên cạnh đó, tráp còn mang ý nghĩa như một lời chúc cho cô dâu chú rể sớm có em bé và phát tài.

Nguyên liệu chính của tráp là chú lợn sữa khoảng 6 – 8kg được chọn lựa kỹ lưỡng. Lợn trước khi quay được nhồi lá móc mật và gia vị để tăng thêm sự thơm ngon. Khi quay lợn sữa phải quay đều tay, phết mật ong bên ngoài khi đã gần chín giúp tạo độ vàng óng bắt mắt. Lợn sữa quay đẹp mắt phải đáp ứng được các yêu cầu như chín đều, phần bì vàng giòn, bóng bẩy và không bị xém phần móng. 

Sau khi có lợn quay đủ tiêu chuẩn, gia đình sẽ tiến hành bày trí mâm tráp lợn quay. Các bạn nên sử dụng dây ruy băng và nơ kết hợp cùng chữ Hỷ để trang trí cho mâm lễ lợn sữa. Không nên trang trí quá nhiều cho tráp lợn sữa quay bởi dễ gây cảm giác rối mắt và che đi phần da vàng ươm hấp dẫn.

Tráp lợn quay Dịch vụ cưới hỏi Xuân Thiên

8. Tráp xôi gấc 

Tráp xôi ăn hỏi được biểu trưng cho truyền thống văn minh lúa nước của dân tộc ta. Phần xôi gấc chín đỏ biểu trưng cho tấm lòng son sắt chung thủy của cô dâu cùng phần xôi đậu vàng ươm tượng trưng cho sự mạnh mẽ của chú rể, nhằm mang đến hạnh phúc bền chặt cho đôi trẻ.

Tráp xôi thường được làm từ gạo nếp cái hoa vàng – một trong những loại gạo thượng hạng nhất, kết hợp với gấc để tạo nên món xôi gấc thực sự chất lượng. Xôi sẽ lên màu đạt chuẩn khi lựa chọn gấc đầu mùa chín đỏ. Bên cạnh đó, gia đình cũng cần lưu ý ngâm gạo từ 6 – 8 tiếng và thời gian thổi xôi từ 30 – 40 phút, cứ 10 phút mở nắp một lần để xôi có độ dẻo thơm nhất định. 

Để thêm phần bắt mắt, tráp xôi ăn hỏi thường được đóng khuôn theo các mẫu mã như hình tim chữ Hỷ, nhiều hình trái tim, xôi gấc khuôn đậu hoa mai. Bạn cũng có thể trang trí thêm ruy băng, hoa tươi hoặc chữ Song Hỷ theo sở thích.

Địa chỉ đặt mâm xôi gà cưới chất lượng tại TP HCM | Tài Lộc - Áo Dài Tài Lộc

9. Tráp bia và tráp nước ngọt 

Tráp bia và tráp nước là hai tráp tạo nên sự khác biệt giữa lễ ăn hỏi 9 tráp và lễ ăn hỏi 11 tráp. Hai tráp này tượng trưng cho sự dư thừa của cải vật chất cũng như thể hiện tình cảm chan chứa giữa các thành viên trong gia đình. 

Do được sử dụng làm tráp lễ trong ngày cưới, gia đình nên lựa chọn những thương hiệu bia và nước ngọt có gam màu tươi sáng như bia Sài Gòn đỏ, Budweiser hoặc nước Coca Cola. Số lượng nước trong từng tráp thường là 50 lon bia và 50 lon nước ngọt, vừa thể hiện sự có đôi có cặp trong hôn nhân, vừa giúp khối lượng của tráp lễ không quá nặng trong quá trình bê quả.

Về phần trang trí, cả tráp bia và tráp nước ngọt đều được xếp hình tháp cân đối, xung quanh và trên đỉnh tráp được trang trí hoa lụa, hoa tươi hoặc chữ Hỷ để tráp lễ thêm phần bắt mắt. 

Lễ ăn hỏi 11 tráp gồm những gì? Lưu ý khi chuẩn bị 11 tráp lễ | Namtay | Nắmtay.vn

Thứ tự bê tráp ăn hỏi 11 lễ cho nhà trai

Khi tiến hành bê tráp sang nhà gái ăn hỏi, đoàn nhà trai cần sắp xếp đội hình bê tráp theo đúng thứ tự từ thấp đến cao và độ quan trọng của từng tráp lễ. Cụ thể, thứ tự sắp xếp 11 tráp lễ ăn hỏi như sau: 

  • Tráp trầu cau
  • Tráp rượu  thuốc
  • Tráp chè
  • Tráp hạt sen
  • Tráp bánh phu thê
  • Tráp bánh cốm
  • Tráp hoa quả
  • Tráp xôi gấc
  • Tráp lợn sữa quay
  • Tráp bánh phu thê hoặc bánh đậu xanh
  • Tráp nước ngọt
  • Tráp bia

Hy vọng bài viết đã chia sẻ với bạn một số thông tin bổ ích xung quanh 11 mâm quả cưới ngày theo tục lệ miền Bắc. Mặc dù 11 mâm lễ ăn hỏi tương đối to và hoành tráng song thời gian và kinh phí sắm tráp cho 11 lễ khá cao gia đình phải cân nhắc và xem xét khả năng kinh tế rất kỹ lưỡng trước khi lựa chọn cần chuẩn bị 11 mâm quả cưới gồm những gì không.

author-avatar

About Trần Hữu Thịnh

Tôi là Trần Hữu Thịnh, sinh ra ở Gia Lai. Hiện đang là CEO , CO-Founder của thương hiệu Áo Dài Tài Lộc, là địa chỉ uy tín thành lập 8 năm tại TPHCM, hoạt động từ 9h sáng đến 21h tối mỗi ngày để luôn sẵn sàng phục vụ quý khách. Đặc biệt nơi đây sẽ dành cho những ai có nhu cầu thuê trang phục cưới như áo dài cưới, áo dài sui gia, vest cưới, trang trí bàn gia tiên, mâm quả cưới, xe hoa… để phục vụ cho các lễ cưới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *