Blog

Lễ Nạp Tài Là Gì? Chuẩn Bị Tiền Nạp Tài Bao Nhiêu? Sính Lễ Cần Những Gì?

Đó là những câu hỏi của hầu hết các cặp đôi khi chuẩn bị cho đám cưới. Trong bài viết này, Áo Dài Tài Lộc sẽ mang đến cho bạn những thông tin thú vị về lễ nạp tài. Theo dõi hết bài viết để lần lượt có câu trả lời thỏa đáng nhất nhé.

Cưới hỏi là chuyện trọng đại mà hầu hết ai cũng chỉ một lần trải trong đời. Thế nên chẳng thể lấy kinh nghiệm ra để so đo hay bắt bẻ. Và những câu hỏi như: Lễ nạp tài là gì? Cần chuẩn bị bao nhiêu tiền cho lễ nạp tài? Sính lễ nạp tài gồm những gì?… Dường như là mối quan tâm của bất kể tân lang, tân nương nào.

Lễ nạp tài là gì? Ý nghĩa của lễ nạp tài

Lễ Nạp Tài là gì ? Đó là nghi thức nhà trai sẽ mang các lễ vật để làm quà cho nhà gái trong đám hỏi. Trước đây, những lễ vật này thường là do nhà gái thách cưới. Nhưng theo thời gian và tùy vào từng vùng miền, lễ vật trong lễ nạp tài cũng tùy thuộc vào điều kiện của gia đình nhà trai.

Lễ Nạp Tài Ảnh: Internet

Lễ nạp tài có ý nghĩa thể hiện cho sự chính thức gắn bó giữa cô dâu và chú rể cùng gia đình hai bên. Dù ít hay nhiều nhưng những lễ vật được nhà trai mang qua trong lễ nạp tài cũng là phần quà thể hiện cho sự biết ơn của nhà trai với gia đình cô dâu.

Trong các lễ vật nạp tài, sẽ có một khoản tiền nhà trai đóng góp để cùng nhà gái chi trả các chi phí đám cưới. Nhiều gia đình cũng trao lại cho con số tiền đó để làm vốn liếng xây dựng tổ ấm trước khi về nhà chồng.

Số tiền nạp tài đám hỏi, đám cưới dẩn cưới thường là bao nhiêu là hợp lý ?

Tiền nạp tài bao nhiêu phụ thuộc vào gia cảnh, kinh tế và thành ý của mỗi gia đình. Ảnh: Internet

Số tiền nạp tài đám hỏi, đám cưới dẩn cưới thường là bao nhiêu là hợp lý ? Như đã nói ở trên, ngoài các lễ vật khác thì theo phong tục của người Việt. Nhà trai sẽ cần  chuẩn bị thêm một tráp đựng tiền để làm sính lễ đón dâu. Rất nhiều cánh mày râu khi chuẩn bị cưới vợ có lẽ đều không biết điều này. Vì vậy hầu như ai cũng thắc mắc cần chuẩn bị số tiền nạp tài đám hỏi, đám cưới dẩn cưới thường là bao nhiêu là hợp lý?

Thực chất, số tiền sính lễ hỏi cưới này không có một định mức cụ thể. Mà nó phụ thuộc vào gia cảnh, kinh tế và thành ý của mỗi gia đình. Theo mức trung bình và phổ biến nhất thì tiền vào phong bì nạp tài thường dao động khoảng từ 5 – 10 – 20  triệu. Số tiền đó phải là số lẻ đối với miền Bắc hoặc số chẵn theo phong tục miền Nam để tượng trưng cho sự may mắn.

Ngoài ra, nhà trai cũng sẽ chuẩn bị thêm những bao lì xì cưới trả duyên cho dàn bưng quả của nhà gái. Mỗi bao lì xì khoảng từ 20.000 – 100.000 đồng. Sau khi nghi thức trao và nhận tráp của 2 gia đình kết thúc. Dàn bưng quả nam nhà trai sẽ trao lì xì cho dàn bưng quả nhà gái.

Dàn bưng quả nam nhà trai sẽ trao lì xì cho dàn bưng quả nhà gái. Ảnh: Internet

Trình tự thủ tục lễ ăn hỏi nạp tài

Với hầu hết các lễ nạp tài hay ăn hỏi sẽ diễn ra theo trình tự sau:

  1. Nhà trai xuất phát đến nhà gái
  2. Màn chào hỏi và trao lễ vật giữa hai gia đình
  3. Quy trình nói chuyện trong lễ ăn hỏi

Xem Ngay : Lời Phát Biểu Trong Lễ Ăn Hỏi Ý Nghĩa Và Súc Tích Nhất

  • Mời nước, giới thiệu thành phần tham dự lễ ăn hỏi
  • Cô dâu ra mắt hai gia đình
  • Thắp hương trên bàn thờ gia tiên của nhà gái
  • Bàn bạc về lễ cưới
  1. Nhà gái lại quả cho nhà trai

Những lễ vật cần chuẩn bị cho lễ nạp tài gồm những gì?

  1. TRẦU CAU
  2. XÔI GÀ
  3. TRÀ RƯỢU 
  4. BÁNH
  5. TRÁI CÂY
  6. TRANG SỨC

Trầu Cau

Ảnh: Internet

Nếu đã từng biết đến sự tích Trầu cau, bạn sẽ hiểu rõ ý nghĩa vì sao lễ vật trong đám hỏi, đám cưới không thể thiếu được mâm cau trầu. Đó là biểu tượng của tình nghĩa phu thê luôn yêu thương nhau cho tới đầu bạc răng long.

Người Việt cũng thường có câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Đó cũng là sự mở đầu cho cuộc gặp gỡ chính thức hai gia đình thông gia. Thông thường, số cau sẽ là số lẻ. Mỗi quả cau sẽ tương ứng với hai lá trầu. Tùy vào mỗi vùng miền, gia đình mà có nhà trai chuẩn bị tráp khoảng 50 – 100 quả cau.

Heo quay hoặc xôi gà

Ảnh: Internet

Heo quay hoặc xôi gà chính là những lễ vật quan trọng tiếp theo trong lễ nạp tài. Heo quay thường được để nguyên con và gói bằng giấy đỏ quanh thân. Đầu và đuôi heo quay được trang trí thêm hoa lá cho đẹp mắt.

Rượu, trà

Ảnh: Internet

 Rượu và trà thường được chuẩn bị theo cặp. Người ta sẽ gói trà bằng giấy kiếng màu đỏ, cá dán nơ đẹp mắt. Rượu có thể là rượu tây hoặc là cặp rượu Champage.

Bánh và trái cây

Ảnh: Internet

Bánh và trái cây cũng được chuẩn bị theo số lẻ. Những loại trái cầy được chọn thường mang ý nghĩa may mắn như: xoài, nho, mãng cầu, đu đủ, thanh long … Các loại bánh thường là bánh đặc sản như: bánh cốm, bánh in, bánh đậu xanh, bánh su sê, bánh kem… tùy theo vùng miền.

Trang sức cưới

 Trang sức cưới thường là cặp nhẫn cưới của cô dâu và chú rể. Ảnh: Áo Dài Tài Lộc

 Ngoài ra, mỗi gia đình còn có thêm bộ trang sức cưới cho cô dâu như: dây chuyền vàng, lắc tay, cặp bông tay. Nếu nhà trai có điều kiện còn sắm thêm kiềng vàng làm quà cho cô dâu.

 Hình thức bài trí các lễ vật lễ nạp tài khi mang sang nhà gái

Tất cả các lễ vật trong lễ nạp tài đều được đặt trên mâm (tráp) và được phủ vải đỏ. Riêng mâm heo quay sẽ được đặt lên 1 mâm riêng bên ngoài.

Ảnh: Áo Dài Tài Lộc

Nếu bạn đang có nhu cầu thuê mâm quả cưới tại TP HCM, hãy liên hệ ngay với Áo Dài Tài Lộc để chọn được bộ mâm quả phù hợp, ấn tượng nhất.

Trọn gói 6 mâm quả cưới giá bao nhiêu? 

Chi Tiết Combo 1: Giá 3,200,000 Vnd

Tặng Ngay 6 Áo Dài Bưng Quả Tự Chọn

  1. Mâm quả trầu cau (65 quả)
  2. Mâm trái cây ngũ quả ( Xoài, nho Mỹ, mãng cầu na, táo, thanh long- 7 kg)
  3. Mâm bánh phu thê (65 cái loại lá dừa)
  4. Mâm trà lài Bảo Tín 300 Gram/ Cặp+Rượu Rum / Cặp / 750ml+Đèn Cầy Long Phụng số 2
  5. Mâm xôi gấc trái tim ( 5 tim)
  6. Mâm bánh kem hoặc mâm bánh cốm( 50 cái ) .

                 => Tặng 1 khay trà rượu + 1 chai rượu nếp + 2 Phong bì nạp tài + 6 Trầu têm cánh phượng

Chi Tiết Combo 2 : Giá 3,550,000 vnd

Tặng Ngay 6 Áo Dài Bưng Quả Tự Chọn

  1. Mâm quả trầu cau (65 quả)
  2. Mâm trái cây ngũ quả ( Xoài, nho Mỹ, mãng cầu na, táo, thanh long- 9-10 kg)
  3. Mâm bánh phu thê (65 cái loại lá dừa)
  4. Mâm trà lài 600 Gram/Cặp+Rượu Vang đỏ hoặc Sâm Banh/Cặp / 750ml ( 1 cặp )+ đèn số 4
  5. Mâm xôi gấc trái tim( 5 tim) + gà (1.6kg)
  6. Mâm bánh kem 25cm hoặc mâm bánh cốm( 50 cái ).

                   => Tặng 1 khay trà rượu + 1 chai rượu nếp + 2 Phong bì nạp tài + 6 Trầu têm cánh phượng

Tiền nạp tài sẽ được để vào trong 1 bao lì xì màu đỏ có chữ Song Hỷ thật to và bắt mắt. Các bao lì xì cho dàn bưng tráp cũng được đặt chung với mâm tráp trầu cau khi đem sang nhà gái.

Mẫu phát biểu trong lễ nạp tài

Phần phát biểu của đại diện 2 bên. Ảnh: Áo Dài Tài Lộc

Trong lễ nạp tài, không thể thiếu được phần phát biểu của đại diện 2 bên gia đình. Nếu còn lúng túng không biết nên chuẩn bị phát biểu như thế nào. Hãy làm theo các trình tự sau để có ngay một bài phát biểu ngắn gọn, đầy đủ:

  • Đầu tiên là gửi lời chào tới hai họ
  • Tiếp theo là vai trò của người phát biểu trong gia đình.
  • Nội dung chính: nói về mong muốn của gia đình với hai con cái. Lời dặn dò, chia sẻ từ những người đi trước. Chúc mừng hạnh phúc cho con cháu và cả hai gia đình…
  • Đại diện nhà gái phát biểu cần có lời cảm ơn sâu sắc khi nhà trai đã đến đông đủ, đúng giờ và món quà (sính lễ) đến với gia đình.
  • Kết thúc phát biểu: Một lần nữa chúc phúc cô dâu chú rể và cảm ơn toàn thể những người đã có mặt trong buổi lễ nạp tài.

Hy vọng những chia sẽ đầy đủ trên đây về lễ nạp tài đã giúp các bạn có thêm những thông tin hữu ích. Chúc bạn chuẩn bị cho đám cưới thật chỉn chu, đầy đủ.

author-avatar

About Trần Hữu Thịnh

Tôi là Trần Hữu Thịnh, sinh ra ở Gia Lai. Hiện đang là CEO , CO-Founder của thương hiệu Áo Dài Tài Lộc, là địa chỉ uy tín thành lập 8 năm tại TPHCM, hoạt động từ 9h sáng đến 21h tối mỗi ngày để luôn sẵn sàng phục vụ quý khách. Đặc biệt nơi đây sẽ dành cho những ai có nhu cầu thuê trang phục cưới như áo dài cưới, áo dài sui gia, vest cưới, trang trí bàn gia tiên, mâm quả cưới, xe hoa… để phục vụ cho các lễ cưới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *