Là người Việt Nam, chúng ta luôn tự hào về một nền văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tục cưới của nước ta là một trong những phong tục lâu đời như vậy. Mâm quả cưới vừa là phong tục, vừa là biểu tượng của hôn nhân. Cùng tìm hiểu 10 mâm quả cưới gồm những gì trong bài viết sau.
10 mâm quả cưới gồm những gì?
Trên thực tế 10 mâm quả cưới là sự mở rộng từ mâm quả truyền thống với những lễ vật không thể thiếu được như trầu cau; trà rượu nến,…
Ngoài ra, tùy theo lựa chọn của từng gia đình sẽ thêm các loại lễ vật khác theo thứ tự ưu tiên như xôi gấc, heo quay, bánh kem,… Do đó nếu như mâm quả 4 hay 6 thường là cố định loại lễ vật thì mâm quả 10 sẽ đa dạng và phong phú hơn.
- Mâm trầu cau
- Mâm trà, rượu, nến
- Mâm bánh su sê
- Mâm trái cây
- Mâm xôi gấc
- Mâm heo quay
- Mâm bánh kem
- Mâm bánh cốm
- Mâm bánh đậu xanh
- Mâm tiền vàng, trang sức,…
Khi nào nên chọn 10 mâm quả cưới?
– Khi gia đình có điều kiện kinh tế cao:
So với 4 mâm quả đám cưới thì việc sử dụng 10 mâm quả rõ ràng sẽ tốn một khoản tiền không hề nhỏ để chuẩn bị mua sắm lễ vật. Số tiền có thể lên tới hàng chục triệu đồng, thậm chí cao hơn. Đó là còn chưa kể việc bố trí, sắp xếp đội ngũ bưng lễ khó khăn hơn do cần đông người. Đây là điều mà bạn nên cân nhắc khi sử dụng 10 mâm quả cưới.
– Khi thích sự sang trọng, cầu kỳ và đẹp mắt:
Tất nhiên nếu bạn có đủ điều kiện về tài chính và nhân lực thì vẫn nên sử dụng 10 mâm quả cưới. Nhiều mâm quả, đội ngũ bê lễ hùng hậu sẽ góp phần làm tăng quy mô và mức độ sang trọng của đám cưới hỏi.
– Khi muốn chiều lòng nhà gái:
Thông thường việc dùng bao nhiêu mâm quả ngày cưới sẽ có sự thỏa thuận của hai họ. Tuy nhiên cũng có không ít đám cưới con số mâm quả là do nhà gái yêu cầu cụ thể, và không được thỏa thuận lại. Để chiều lòng nhà gái và giúp cho đám cưới được thuận lợi, nhiều gia đình nhà trai cũng chấp thuận theo yêu cầu con số 10 mâm.
Mâm quả đám cưới từng miền có gì khác nhau?
Mâm quả đám cưới miền Nam
Mâm quả đám cưới miền Nam thường là số chẵn 4,6,8,10. Con số được lựa chọn nhiều nhất là 6 hoặc 8 vì đây là con số thể hiện tài lộc, may mắn. Số lượng sính lễ cưới cũng tuỳ thuộc vào gia cảnh mỗi gia đình.
Mâm quả truyền thống gồm:
- Mâm trầu cao
- Mâm trà, rượu và nến khắc long phụng
- Mâm tiền, trang sức
- Mâm bánh su sê
- Mâm xôi gấc
- Mâm hoa quả
- Mâm bánh kem
- Mâm heo sữa quay
Mâm quả ngày cưới miền Trung
Thông thường mâm quả cưới miền Trung không đặt quá nhiều về hình thức. Số lượng cũng tùy thuộc vào điều kiện gia đình. Nhưng dù là số lượng bao nhiêu, bắt buộc sẽ có 4 lễ vật này là: trầu cau, bánh phu thê, chè rượu và nến tơ hồng
Mâm quả truyền thống gồm:
- Mâm trầu cau
- Mâm Trà, rượu, nến long phụng
- Mâm bánh phu thê
- Mâm xôi gấc, gà luộc
- Mâm trái cây
- Mâm nem chả hoặc chè
Mâm quả ngày cưới miền Bắc
Miền Bắc với một phong tục “trong chẵn ngày lẻ” dành cho sính lễ cưới. Tức là, số lượng mâm quả cưới là lẻ, nhưng bên trong lễ vật là chẵn. Đám cưới được chuẩn bị cầu kỳ nên lễ vật cũng phải tương xứng.
Tráp cưới truyền thống gồm:
- Mâm trầu cau
- Mâm chè
- Mâm bánh cốm
- Mâm rượu và trà
- Mâm hạt sen
- Mâm bánh phu thê
- Mâm bánh đậu xanh
- Lẵng hoa kết rồng phụng
- Mâm heo sữa quay
Mâm quả cưới miền Tây
Trong tục lễ chuẩn bị mâm quả ăn hỏi của người miền Tây Nam Bộ thì số lượng mâm quả nhiều hay ít là tùy thuộc vào khả năng, tài chính của mỗi gia đình. Có nhiều gia đình còn chuẩn bị số lượng mâm quả lên đến hàng chục hoặc vài chục tráp, số lượng này không có giới hạn và cũng không tuân theo quy định chẵn lẻ.
Mâm quả ăn hỏi sẽ được chuẩn bị sẵn để mang qua cho nhà gái, trong mâm quả ăn hỏi của người miền Tây Nam Bộ luôn bắt buộc phải có các loại quả sau: trái cây, trầu cau, bánh,… Ở nhiều nơi còn phải có cả heo quay, nhà gái sau khi nhận mâm quả thì sẽ cắt phần đầu của heo quay để biếu cho ông bà mai mối.