Blog

Ý nghĩa của mâm quả cưới miền Trung

4 mâm quả cưới Miền Trung bao gồm những gì?

Mỗi miền mỗi phong tục tập quán riêng. Điều này thể hiện một phần qua thủ tục trong lễ cưới hỏi. Vậy đối với mảnh đất chịu thương chịu khó thì mâm quả đám hỏi miền Trung có điểm gì đặc biệt?

Ý nghĩa của mâm quả ăn hỏi ở miền Trung

Dù cho là ở vùng miền nào, lễ vật hay mâm quả cưới nhiều hay ít, sang trọng hay đơn giản đều được coi trọng vì đó là những sính lễ thể hiện lễ nghĩa, lòng thành của nhà trai đối với nhà gái.

Mâm quả đám hỏi miền Trung

Khác với miền Bắc, mâm quả đám hỏi miền Nam không cần quá cầu kỳ về số lượng. Chủ yếu là phải có đầy đủ những lễ vật quan trọng nhất, còn lại thì tùy vào điều kiện kinh tế mỗi gia đình để chuẩn bị.

Chuẩn bị mâm quả miền Trung

Lễ ăn hỏi 5 tráp miền Trung được lựa chọn khá phổ biến. Chỉ cần 5 tráp sính lễ chính cũng vừa đủ cho nhà trai để mang sang nhà gái hỏi cưới. Vừa hàm chứa đủ ý nghĩa, không cần quá cầu kỳ.

Lễ ăn hỏi 5 tráp miền Trung:

  • Tráp 1: Mâm trầu cau.
  • Tráp 2: Trà, rượu và nến.
  • Tráp 3: Bánh phu thê.
  • Tráp 4: Xôi gấc và gà luộc.
  • Tráp 5: Trái cây.

6 mâm quả đám hỏi miền Trung:

  • Tráp 1: Mâm trầu cau
  • Tráp 2: Trà, rượu và nến
  • Tráp 3: Bánh phu thê
  • Tráp 4: Xôi gấc và gà luộc
  • Tráp 5: Trái cây
  • Tráp 6: Nem chả (hoặc chè)

Ở một số nơi như Đà Nẵng thường quan niệm tổng số người rước dâu bưng mâm quả phải ứng số sinh hoặc lão. Theo đó các số 1, 2, 3, 4, 5, 6… sẽ tương ứng với sinh, lão, bệnh, tử, sinh, lão…Và số tráp ứng với sinh hoặc lão sẽ là số lượng tráp đẹp nhất.

Trong đó có 4 lễ vật trầu cau, bánh phu thê, chè rượu và nến tơ hồng là bắt buộc phải có. Số lượng cau trong tráp là 105 quả cau với ý nghĩa tượng trưng cho lời chúc tram năm hạnh phúc. Bánh phu thê tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng hòa thuận êm ấm. Chè rượu tỏ lòng thành của con cháu dâng lên tổ tiên. Và cặp nến tơ hồng sẽ do một người cao tuổi có gia đình hạnh phúc thổi tắt sau khi lễ xong để lấy may cho đôi trẻ cũng có cuộc sống hôn nhân như vậy.

Mâm quả đám hỏi theo phong tục miền Trung

Tráp trầu cau

Trầu cau là lễ vật không thể thiếu trong mâm quả đám hỏi ở mọi vùng miền. Trầu cau biểu trưng cho tình nghĩa và sự gắn bó của  đôi uyên ương. Vì vậy từng miếng trầu, quả cau phải được têm một cách gọn gàng.

Khác với mâm quả đám hỏi miền Bắc, đám hỏi miền Trung không yêu cầu về số lượng quả cau trong một mâm trầu cau. Nhà trai có thể tùy ý tạo một mâm quả miễn sao nhìn đẹp mắt và tươm tất là được. Đặc biệt ở Huế, mâm trầu cau còn đi kèm với muối và gừng. Đây là biểu tượng cho sự chung thủy, mặn mà của cặp vợ chồng sắp cưới.

Ảnh : Mâm Quả Trầu Cau Cưới

Ảnh : Mâm Quả Trầu Cau Cưới

Mâm bánh phu thê

Không giống hai miền còn lại, người miền Trung lại chọn bánh phu thê để làm lễ vật ăn hỏi. Đối với người miền Trung, bánh phu thê được coi là lời hứa thủy chung son sắt của người chồng với vợ sắp cưới. Đây là lời hứa hẹn và là lời chúc phúc chân tình nhất của phía nhà trai dành cho nhà gái.

Bánh phu thê còn mang ý nghĩa có đôi có cặp của cô dâu và chú rể nên được sắp xếp từng cặp với nhau theo số chẵn.

Ảnh : Mâm Quả Cưới Bánh Cốm

Ảnh : Mâm Quả Cưới Bánh Cốm

Mâm rượu thuốc

Chè, thuốc lá và rượu là những sính lễ cơ bản mà gia đình nhà trai gửi đến nhà gái làm lễ bái tổ tiên xin dâu. Với người miền trung, những lễ vật này thường được dùng để cô dâu chú rể mời các quan khách trong lễ cưới. Nhà gái cũng tạo điều kiện để nhà trai thoải mái sắp xếp mâm lễ cũng như sính lễ khi không yêu cầu bất cứ điều gì về số lượng.

Ảnh : Mâm Quả Trà Rượu Đèn

Ảnh : Mâm Quả Trà Rượu Đèn

Cặp nến tơ hồng

Đây là một trong những lễ vật rất quan trọng mà nhà trai không thể thiếu trong các lễ vật ăn hỏi miền Trung. Cặp nến tơ hồng se duyên được thắp lên khi thực hiện nghi thức ăn hỏi. Ngọn lửa tượng trưng cho tình yêu nồng cháy giữa cặp vợ chồng. Sẽ là sự thiếu hụt đáng tiếc nếu nhà trai quên mất việc chuẩn bị lễ vật này trong đám hỏi.

Một số lễ vật thách cưới khác

Thông thường là heo quay, gà quay, tiền sính lễ, nem chả,… phụ thuộc vào điều kiện kinh tế. Để tránh sự bối rối trong lễ ăn hỏi, cả hai bên gia đình nội ngoại đều có một buổi họp mặt để bàn về một số lễ vật thách cưới trước khi đám hỏi diễn ra.

Ngày nay, việc thách cưới cũng trở nên đơn giản hơn, không còn là gánh nặng kinh tế của nhà trai khi thực hiện theo lời thách cưới của nhà gái. Dù vậy, mâm quả của nhà trai cũng phải cầu kỳ và đầy đủ để bày tỏ thành ý với gia đình nhà gái.

author-avatar

About Trần Hữu Thịnh

Tôi là Trần Hữu Thịnh, sinh ra ở Gia Lai. Hiện đang là CEO , CO-Founder của thương hiệu Áo Dài Tài Lộc, là địa chỉ uy tín thành lập 8 năm tại TPHCM, hoạt động từ 9h sáng đến 21h tối mỗi ngày để luôn sẵn sàng phục vụ quý khách. Đặc biệt nơi đây sẽ dành cho những ai có nhu cầu thuê trang phục cưới như áo dài cưới, áo dài sui gia, vest cưới, trang trí bàn gia tiên, mâm quả cưới, xe hoa… để phục vụ cho các lễ cưới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *