Để tiến tới đám cưới, các cặp đôi cần thực hiện một vài buổi lễ trước đó như lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi. Vậy bạn đã biết lễ dạm ngõ là gì? Buỗi lễ này có ý nghĩa như thế nào? Hai gia đình cần chuẩn bị gì cho ngày quan trong này? Mọi thắc mắc của bạn sẽ được Áo Dài Tài Lộc giải đáp trong bài viết dưới đây. Cùng nhau tìm hiểu thật kỹ để có một ngày vui trọn vẹn bạn nhé!
Đôi trai tài gái sắc hạnh phúc trong ngày dạm ngõ. Ảnh: Internet
Lễ dạm ngõ có ý nghĩa như thế nào?
Lễ dạm ngõ là gì?
Theo cách nói của người miền Nam lễ dạm ngõ còn được gọi là lễ xem mặt hay đám nói. Đối với người Việt đây là một nghi lễ quan trọng trong phong tục hôn nhân từ xưa tới nay. Đám nói diễn ra trước đám hỏi, là lần gặp gỡ chính thức đầu tiên của gia đình nhà trai và nhà gái. Buổi lễ được tổ chức tại gia đình nhà gái.
Lễ dạm ngõ – buổi gặp mặt chính thức đầu tiên của hai gia đình. Ảnh: Internet
Ý nghĩa của lễ dạm ngõ
Buổi lễ được thực hiện nhằm giúp hai gia đình có cơ hội trò truyện, tìm hiểu hoàn cảnh, điều kiện, gia phong của nhau. Bên cạnh đó, trong buổi gặp mặt này nhà trai sẽ gửi sính lễ dạm ngõ cho nhà gái. Gia đình ngỏ lời xin phép cho hai con được chính thức tìm hiểu, tính đến chuyện kết hôn.
Các bậc tiền bối trò truyện thân tình trong lễ dạm ngõ miền Bắc. Ảnh: Internet
Chuẩn bị lễ dạm ngõ chu đáo
Để có được một buổi lễ dạm ngõ thật chu toàn, cả nhà trai và nhà gái đều có nhiều việc phải chuẩn bị thật kỹ. Lễ dạm ngõ cần chuẩn bị những gì? để Áo Dài Tài Lộc bật mí với bạn.
Thời điểm tổ chức lễ dạm ngõ
Thời gian tổ chức và việc chọn ngày giờ trong đám xem mắt không quá khắt khe như đám cưới. Thông thường sẽ được hai gia đình bàn bạc, chọn ngày tổ chức trước đám cưới từ 3-4 tháng. Thời gian được thỏa thuận trước giúp cả hai gia đình chuẩn bị lễ dạm ngõ tốt hơn, tránh những sai sót không đáng có.
Chọn thời gian tổ chức lễ dạm ngõ theo sự thỏa thuận của gia đình đôi bên. Ảnh: Internet
Trang trí lễ dạm ngõ đẹp
Trong lễ dạm ngõ, phòng tiếp khách của gia đình nhà gái nên được trang trí đơn giản. Sử dụng phông nền là các gam màu tưới sáng, dịu mát như xanh lá, xanh dương, hồng hoặc trắng để tạo không gian ấm cúng khi trò truyện. Trên bàn đặt những bình hoa nhỏ, ấm trà và một ít bánh mứt…
Trang trí lễ dạm ngõ đơn giản và ấm cứng tại nhà gái. Ảnh: Internet
Mâm cơm gia đình dùng trong đám nói
Ngoài việc trang trí nhà cửa, nhà gái còn một việc quan trọng trong đám xem mắt là chuẩn bị mâm cơm dùng sau khi nói chuyện. Mâm cơm gia đình không cần quá cấu kỳ, nên làm từ 5-7 món, phải đầy đặn, tươm tất, đầy đủ sắc hương. Mâm cơm thể hiện sự hiếu khách cũng như món qua đáp lễ nhà gái dành cho nhà trai.
Mâm cơm gia đình thơm ngon và đẹp mắt thể hiện tài nữ công gia tránh của đàng gái. Ảnh: Internet
Trang phục cô dâu trong lễ dạm ngõ
Lễ dạm ngõ cô dâu mặc gì? là câu hỏi mà khá nhiều bạn gái thắc mắc. Thực tế, buổi lễ này được tổ chức tại nhà và chỉ có gia đình nên không yêu cầu nhiều về trang phục. Cô dâu nên chọn trang phục gọn gàng, thanh lịch như đầm dài, váy xòe… Đặc biệt các mẫu, áo dài cô dâu, áo dài cách tân, áo dài dài truyền thống tại Áo Dài Tài Lộc được nhiều người ưa chọn.
Chuẩn bị sính vật cho lễ dạm ngõ
Tùy vào mỗi miền, mỗi địa phương mà yêu cầu sính lễ có chút khác biệt. Nhưng có một quy tắc chung là lễ vật phải được chọn lọc ngon và đẹp để thể hiện sự tôn trọng đối với người nhận. Sính lễ nhà trai nhất định phải có một cơi trầu, chè rượu được phủ vài đỏ, một ít bánh kẹo và hoa quả bày biện đẹp mắt. Nhà trai trao lễ cho nhà gái là nghi thức không được phép lược bỏ.
Nhà trai chuẩn bị sính lễ tươm tất cho lễ dạm ngõ. Ảnh: Internet
Trình tự thực hiện trong lễ dạm ngõ
Trong chương trình lễ dạm ngõ cần tuân theo những thứ tự sau:
- Nhà trái đến nhà gái theo ngày giờ đã hẹn.
- Hai gia đình gặp mặt, trao lễ vật và trò chuyện về việc của hai con.
- Đại diện nhà trai giới thiệu, thưa chuyện với nhà gái để hai con được tự do tìm hiểu và tiến tới hôn nhân.
- Đại diện nhà gái tiếp lời và chia sẽ mong muốn của gia đình mình.
- Đôi trẻ thắp hương trước bàn thờ gia tiên.
- Hai gia đình tiếp tục bàn về đám hỏi và đám cưới.
- Nhà gái mời nhà trai dùng bữa cơm gia đình thân mật.
Đôi uyên ướng bái gia tiên trong đám nói mở đâu trên con đường tới hôn nhân. Ảnh: Internet
Qua những chia sẽ về lễ dạm ngõ là gì? Sẽ phần nào giúp các bạn trẻ hình dung được tổng quan một buổi lễ và những gì cần làm. Ông bà ta vẫn dạy rằng “đầu xuôi đuôi lọt”, vì thế để tiến tới một hôn nhân thành công, hạnh phúc hãy bắt đầu bằng một lễ dạm ngõ chu toàn. Hãy viết nên câu chuyện hôn nhân hoàn mỹ bằng cái mở đầu ngọt ngào.
Xem thêm:
Mẫu bàn lễ tân tiệc đám cưới đẹp “đốn tim”dàn khách mời
Top 6 Phim Trường Chụp Ảnh Cưới Đẹp “Mê Hồn” Tại TP HCM
Lời Phát Biểu Trong Lễ Ăn Hỏi Ý Nghĩa Và Súc Tích Nhất